Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Institute of Information Technology for Business (VCCI-ITB)
  1. Trang chủ
  2. Tổ chức - Nhân sự
 
 

Ấn phẩm

Năm 2014
Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tóm tắt:
Trong khuôn khổ dự án “Chương trình hỗ trợ các làng nghề và doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thương mại điện tử đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu sản phẩm ”, Viện Tin học Doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức khảo sát, điều tra cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở làng nghề trên địa bàn cả nước về mức độ sẵn sàng và nhu cầu ứng dụng thương mại điện tử đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu sản phẩm.

Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tóm tắt:
Mục tiêu chủ yếu của việc tổ chức điều tra, khảo sát về thuế điện tử năm 2014 là để nắm rõ hơn thực trạng kê khai thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở các phiếu điều tra của năm 2010 và năm 2013 để thiết lập một bản câu hỏi có cấu trúc hợp lý với việc điều tra thuế điện tử năm 2014 được xây dựng và gửi tới các doanh nghiệp để xác định về thực trạng và khả năng kê khai thuế điện tử của từng doanh nghiệp. Kết quả điều tra sẽ được phân tích, đánh giá và kết luận về khả năng tham gia kê khai thuế điện tử của các doanh nghiệp. Từ các kết quả phân tích thống kê xác định từng nhóm doanh nghiệp với các khả năng tham gia khác nhau, từ đó đề ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp để họ có khả năng tham gia vào hệ thống một cách nhanh và bền vững nhất.

Tiêu đề:
Tác giả:
ThS. Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tóm tắt:
Dựa trên phân tích một số đặc điểm của cộng đồng SME và khảo sát về ứng dụng CNTT trong trong những năm gần đây, bài tham luận này đề xuất mô hình ứng dụng CNTT cho một doanh nghiệp SME. Mô hình tập trung vào các khía cạnh chính là quản trị doanh nghiệp và phục vụ kinh doanh, xúc tiến thị trường.
Năm 2013
Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tóm tắt:
- Hệ thống hóa một số lý luận về ứng dụng CNTT và TMĐT trong sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận , đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
- Điều tra khảo sát số liệu về thực trạng ứng dụng CNTT và TMĐT trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các làng nghề Việt Nam
- Phân tích đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và TMĐT, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng CNTT và TMĐT trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong công tác xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các hiệp hội, làng nghề Việt Nam
- Tổng hợp kinh nghiệm của các doanh nghiệp ứng dụng thành công làm bài học phổ biến cho các doanh nghiệp khác
- Đề xuất các biện pháp và điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT & TMĐT phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tóm tắt:
- Tổ chức điều tra, khảo sát để nắm rõ thực trạng kê khai thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc.
- Kết quả điều tra và đánh giá sẽ được xây dựng thành các nhóm đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp trình lên Tổng cục thuế. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm: hội thảo, hội nghị, tập huấn, cung cấp tài liệu, tuyên truyền, quảng bá. Ngoài ra các đề xuất cũng bao gồm những đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp về hệ thống kê khai thuế điện tử hiện nay (tính năng, giao diện, khả năng tương tác, tính hiệu quả) mà Tổng cục Thuế đang áp dụng để Tổng cục phát triển và chỉnh sửa hệ thống phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp.
Năm 2012
Tiêu đề:
Tác giả:
ThS. Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Tóm tắt:
Doanh nghiệp điện tử, viết tắt eBusiness hoặc e-Business, là doanh nghiệp mà tất cả các hoạt động đều được hỗ trợ bởi các ứng dụng CNTT, đặc biệt phần tương tác đều dựa trên nền mạng Internet. Mô hình đề xuất gồm 3 lớp: lõi, hệ thống nội bộ và hệ thống liên kết ngoài.
Bài này tập trung thảo luận về kết nối Chính phủ - Doanh nghiệp: mô hình cho phép luồng thông tin 2 chiều: từ Chính phủ đến Doanh nghiệp và từ Doanh nghiệp đến Chính phủ.

Tiêu đề:
Tác giả:
ThS. Lê Văn Lợi (VCCI)
KS. La Thế Hưng (CKCA)
Tóm tắt:
Xây dựng mô hình đối thoại giữa Chính quyền và Doanh nghiệp: ứng dụng CNTT để làm cho người dân, doanh nghiệp gần với chính quyền hơn và chính quyền hiểu nguyện vọng của doanh nghiệp, người dân hơn. Đây là một mô hình kênh đối thoại ứng dụng hạ tầng khóa công khai (PKI).

Tiêu đề:
Tác giả:
ThS. Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
ThS. LS. Trần Mạnh Hùng, Luật sư trưởng nhóm luật Sở Hữu Trí Tuệ, Công Ty Luật Baker & McKenzie
LS. Tracy Phạm, Luật sư luật Sở Hữu Trí Tuệ, Công Ty Luật Baker & McKenzie
TS. Nguyễn Hồng Quang, Giảng viên Tin học, Viện Tin học Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội
ThS. Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB
CN. Bùi Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Thương mại điện tử
Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB
KS. Lâm Quang Vinh, Tổng giám đốc, Công ty Cổ phần VINA Design và Công ty Cổ phần Tìm Việc Nhanh
Tóm tắt:
1./ Phân tích động thái trong dịch chuyển thương mại quốc tế: một số cơ hội và các rủi ro do sự dịch chuyển này mang lại;
2./ Cung cấp cho người đọc một quan điểm, một cách nhìn về thị trường, đặc biệt trong sản xuất, xuất nhập khẩu: chuỗi cung ứng toàn cầu, cách tiếp cận thông tin thị trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và mạng Internet;
3./ Phân tích luật “Cạnh tranh không lành mạnh ” của Hoa Kỳ: các rủi ro, hệ quả bất lợi của luật này đem đến cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam;
4./ Các phương án đổi mới đầu tư CNTT để tránh các rủi ro, bất lợi sinh ra áp lực về cạnh tranh trên các thị trường trọng điểm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản …;
5./ Các khuyến cáo ứng dụng CNTT và ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thị trường mới và duy trì thị trường hiện có ở nước ngoài;
6./ Cung cấp báo cáo kết quả điều tra cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về các vấn đề hội nhập từ năm 2007 đến năm 2010.
Năm 2011
Tiêu đề:
Tác giả:
Le Van Loi, Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI), Institute of Information Technology for Business (VCCI-ITB)
Tóm tắt:
Bài này phân tích về thực trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, thị trường ICT vào thời điểm 2011, thị trường tiềm năng ứng dụng CNTT vào một số ngành hàng chính.
Bên cạnh đó, bài này phân tích một số thách thức và cơ hội khi tham gia thị trường ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Tiêu đề:
Tác giả:
ThS. Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp (ITB), Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Tóm tắt:
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Năm 2010
Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Ban cải cách hiện đại hóa- Tổng Cục thuế
Tóm tắt:
Điều tra, khảo sát ngẫu nhiên 1000 doanh nghiệp trên địa bàn 20 tỉnh, thành để đánh giá tình hình, khả năng ứng dụng kê khai thuế qua mạng tại các doanh nghiệp, xác định những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình Kê khai thuế.
Kết quả của cuộc điều tra là cơ sở để các cơ quan, ban, ngành chức năng đưa ra các đề xuất về cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng thuận lợi hơn.

Tiêu đề:
Tác giả:
Lê Văn Lợi, Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Tóm tắt:
1. CIO có cần cho DN hay không?
2. CIO ở cấp lãnh đạo nào trong DN?
3. Để trở thành CIO cần những tố chất/kiến thức gì?
4. Chứng chỉ CIO: môn học nào?
5. Chứng chỉ CIO theo chuẩn nhà nước hay tiến tới một chuẩn mặc nhiên?
6. Vấn đề tập huấn cho CIO trên địa bàn cả nước: đề xuất giải pháp và phản biện
7. Mẫu chứng chỉ, quy trình cấp chứng chỉ
Năm 2009
Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Tóm tắt:
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Doanh nghiệp, Công nghệ thông tin là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương thức quản lý, điều hành kinh doanh và sản xuất.
Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Với mục đích cung cấp cho các doanh nghiệp những kiến thức về CNTT nói chung và Thương mại điện tử nói riêng, Viện Tin học doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Nhà Xuất bản Bưu điện xuất bản cuốn sách “Ứng dụng Công nghệ Thông tin và Thương mại điện tử trong doanh nghiệp ” bao gồm 8 chương:
Chương 1: Kiến thức công nghệ thông tin dành cho nhà quản lý
Chương 2: Ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp
Chương 3: Ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Chương 4: Phân tích một số thành công, thất bại và Bài học kinh nghiệm trong TMĐT
Chương 5: Qui trình triển khai dự án CNTT và TMDT trong doanh nghiệp
Chương 6. Ứng dụng một số phần mềm tự do mã nguồn mở trong kinh doanh
Chương 7: Thương hiệu trực tuyến và tiếp thị điện tử
Chương 8: Phụ lục và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm

Tiêu đề:
Tác giả:
Nhóm biên soạn tài liệu Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT)
Đại diện: Thạc Bình Cường
Tóm tắt:
Gồm 5 phần:
Hệ điều hành MS Windows
Phần mềm soạn thảo MS Word
Phần mềm bảng tính MS Excel
Phần mềm trình diễn MS PowerPoint
Phần giới thiệu về các tiện ích cho mạng Internet

Tiêu đề:
Tác giả:
Nhóm biên soạn tài liệu Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT)
Đại diện: Thạc Bình Cường
Tóm tắt:
File trình diễn hỗ trợ giáo viên về Bài giảng Hệ điều hành Windows

Tiêu đề:
Tác giả:
Nhóm biên soạn tài liệu Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT)
Đại diện: Thạc Bình Cường
Tóm tắt:
File trình diễn hỗ trợ giáo viên về Bài giảng CT soạn thảo MS Word

Tiêu đề:
Tác giả:
Nhóm biên soạn tài liệu Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT)
Đại diện: Thạc Bình Cường
Tóm tắt:
File trình diễn hỗ trợ giáo viên về Bài giảng bảng tính MS Excel

Tiêu đề:
Tác giả:
Nhóm biên soạn tài liệu Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT)
Đại diện: Thạc Bình Cường
Tóm tắt:
File trình diễn hỗ trợ giáo viên về Bài giảng về MS Power Point

Tiêu đề:
Tác giả:
Nhóm biên soạn tài liệu Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT)
Đại diện: Thạc Bình Cường
Tóm tắt:
File trình diễn hỗ trợ giáo viên về Bài giảng mạng Internet
Năm 2008
Tiêu đề:
Tác giả:
Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Tóm tắt:
Phần I. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM
Chương 1. Phần mềm
- Định nghĩa phần mềm, tác dụng của phần mềm; thành phần và đặc trưng của phần mềm.
- Phân loại phần mềm, những lĩnh vực ứng dụng của phần mềm, những tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn phần mềm phù hợp.

Chương 2. Phần mềm hệ thống
- Định nghĩa phần mềm hệ thống, tầm quan trọng, những đặc trưng của phần mềm hệ thống, tên một số phần mềm hệ thống thường gặp.
- Phân loại phần mềm hệ thống, giới thiệu phần mềm hệ thống tiêu biểu, tiêu chí để đánh giá một phần mềm tốt.

Chương 3. Phần mềm ứng dụng
- Định nghĩa phần mềm ứng dụng, các đặc điểm của phần mềm ứng dụng và cách thức sử dụng loại phần mềm này.
- Sự khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống, tiêu chí để đánh giá sự phức tạp của phần mềm ứng dụng.
- Phân loại phần mềm ứng dụng, điểm tên một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu, những phần mềm ứng dụng mà doanh nghiệp thường sử dụng.

Phần II. PHẦN MỀM ỨNG DỤNG CHO DOANH NGHIỆP
Chương 1. Định nghĩa
- Đặc điểm của phần mềm ứng dụng cho các doanh nghiệp.

Chương 2. Lợi ích và hạn chế của phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp
- Những lợi ích và hạn chế của phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp, và làm thế nào để khắc phục những hạn chế này.

Chương 3. Các nhóm phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp tiêu biểu
- Phần mềm quản lý dự án đầu tư.
- Phần mềm lập kế hoạch, dự toán.
- Phần mềm bán hàng và quản lý khách hàng.
- Phần mềm sản xuất.
- Phần mềm kiểm soát chất lượng.
- Phần mềm kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định.
- Phần mềm mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng.
- Phần mềm tài chính – kế toán.
- Phần mềm quản lý nhân sự.
- Phần mềm nghiên cứu và phát triển.
- Phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP).

Phần III. LÀM SAO CHỌN ĐƯỢC PHẦN MỀM TỐT VÀ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP?
Chương 1. Phân loại phần mềm theo quy mô doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp quy mô rất nhỏ.
- Đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ: Yêu cầu tối thiểu về quy mô hạ tầng thông tin doanh nghiệp; Sự tương thích của các phần mềm ứng dụng hiện có với các yêu cầu trên; Tư vấn về cách thức và giai đoạn đầu tư phù hợp.
- Đối với doanh nghiệp quy mô lớn: Yêu cầu về hạ tầng thông tin cần đáp ứng; Sự tương thích của các phần mềm ứng dụng hiện có với các yêu cầu trên; Tư vấn về cách thức và giai đoạn đầu tư phù hợp.

Chương 2. Phân loại theo loại hình doanh nghiệp
- Loại hình thương mại và dịch vụ.
- Loại hình sản xuất.
- Các loại hình khác.

Phần IV. TƯ VẤN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG CHO DOANH NGHIỆP
Chương 1. Hướng dẫn cài đặt
Chương 2. Hướng dẫn sử dụng
Chương 3. Hướng dẫn phân quyền
Chương 4. Hướng dẫn bảo mật

Phần V. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Chương 1. Thương mại điện tử
- Thế nào là thương mại điện tử, mua bán hàng hóa qua mạng như thế nào, những dịch vụ nào có thể được triển khai trên mạng.
- Cách sử dụng thư điện tử trong giao dịch điện tử, cách thức thu hút khách hàng đến với trang web của doanh nghiệp, các bước để xây dựng được một website tốt.
- Lợi ích của thương mại điện tử so với thương mại thông thường, thương mại điện tử phù hợp với môi trường kinh tế nào, những hạn chế của thương mại điện tử và phương pháp giải quyết.

Chương 2. Hệ thống thông tin
- Các hình thức lưu trữ và quản lý thông tin của doanh nghiệp, lợi ích khi ứng dụng tin học hóa để lưu trữ thông tin và dữ liệu trong doanh nghiệp.
- Những yêu cầu mà doanh nghiệp cần đáp ứng để có thể ứng dụng tin học vào việc lưu trữ thông tin và dữ liệu.

Cuốn cẩm nang còn có riêng một phần (Phần VI. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ PHỤ LỤC) giải thích các thuật ngữ chuyên môn về CNTT, để các doanh nghiệp có thể hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ này trong quá trình ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp mình.
Năm 2007
Tiêu đề:
Tác giả:
Thạc sỹ Trần Thanh Hải, Vụ Thương Mại Điện Tử - Bộ Thương Mại
Thạc sỹ Trần Đình Toản, Viện Tin Học Doanh Nghiệp - VCCI
Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan, Trường Đại Học Ngoại Thương
Bùi Đức Tuấn, Viện Tin Học Doanh Nghiệp - VCCI
Lê Long, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước - Bộ Tài Chính
Thạc sỹ Phạm Vũ Hưng, Đại Học Central Queensland - Úc
Bùi Thanh Hằng, Vụ Thương Mại Điện Tử - Bộ Thương Mại
Tóm tắt:
Khung nội dung chính của cuốn Sổ tay bao gồm:
- Thương mại điện tử và các mô hình hoạt động: các lợi ích của thương mại điện tử, các mô hình cụ thể của thương mại điện tử.
- Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai TMĐT: cách thức lập kế hoạch kinh doanh
và kế hoạch triển khai cho một dự án TMĐT. Các bước triển khai TMĐT từ đầu tư, marketing và thanh toán, cũng như các vấn đề an ninh của TMĐT.
Cuốn Sổ tay này do vậy cũng sẽ cung cấp một khuôn khổ về kiến thức và một ngôn ngữ chung để các nhà đầu tư, các giám đốc doanh nghiệp và các nhà cung cấp giải pháp dịch vụ TMĐT làm việc với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nó cũng rất có ích cho những chuyên viên, nhân viên triển khai TMĐT trực tiếp tại các doanh nghiệp và các sinh viên quan tâm về TMĐT.

Tiêu đề:
Tác giả:
VCCI và VNCI phối hợp thực hiện
Tóm tắt:
Sổ tay sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và thiết thực về CNTT-TT cũng như những cách thức đầu tư và quản lý các dự án đầu tư về CNTT-TT nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay.
Nó hướng tới hình thành một "khung tri thức" mà một nhà kinh doanh chuyên nghiệp cần có về CNTT-TT và ứng dụng trong kinh doanh.
 
 

Đăng ký tham dự


Danh sách tham dự : 
 
(*) Họ tên người liên hệ : 
 
Giới tính :   
(*) Điện thoại di động : 
 
(*) Email : 
 

(*) Mã xác nhận : 
 

  1. Trang chủ
  2. Tổ chức - Nhân sự

Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật | Thông tin liên hệ | © 2008-2024, VCCI-ITB, Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam